Điểm danh top 5 di tích lịch sử TP. Hồ Chí Minh du khách không nên bỏ lỡ

Điểm danh top 5 di tích lịch sử TP. Hồ Chí Minh du khách không nên bỏ lỡ
Điểm danh top 5 di tích lịch sử TP. Hồ Chí Minh du khách không nên bỏ lỡ
Điểm danh top 5 di tích lịch sử TP. Hồ Chí Minh du khách không nên bỏ lỡ
Điểm danh top 5 di tích lịch sử TP. Hồ Chí Minh du khách không nên bỏ lỡ
Điểm danh top 5 di tích lịch sử TP. Hồ Chí Minh du khách không nên bỏ lỡ
Điểm danh top 5 di tích lịch sử TP. Hồ Chí Minh du khách không nên bỏ lỡ
Điểm danh top 5 di tích lịch sử TP. Hồ Chí Minh du khách không nên bỏ lỡ
Điểm danh top 5 di tích lịch sử TP. Hồ Chí Minh du khách không nên bỏ lỡ
Điểm danh top 5 di tích lịch sử TP. Hồ Chí Minh du khách không nên bỏ lỡ

Trải qua hơn 4000 năm hình thành và phát triển, Việt Nam luôn tự hào khi giữ gìn được nét văn hóa truyền thống cùng với hàng ngàn di tích lịch sử nổi tiếng. Tất cả những điều này như một chứng tích hào hùng cho tinh thần bất khuất, kiên trung của dân tộc ta. Ngay bây giờ hãy cùng 22LAND HOTEL SAIGON “điểm danh” top 5 di tích lịch sử TP. Hồ Chí Minh đẹp và nổi tiếng nhé.

Khu Di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi

Cách trung tâm thành phố khoảng 70 km về phía Tây Bắc, Địa đạo Củ Chi là một “kỳ quan” về nghệ thuật quân sự độc đáo của Việt Nam. Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi gồm Địa đạo Bến Dược (xã Phú Mỹ Hưng) và Địa đạo Bến Đình (xã Nhuận Đức). Địa đạo xây dựng trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và được gia cố, mở rộng thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Hệ thống đường hầm dọc ngang, nhiều tầng sâu từ 3 đến 12m, chạy ngoắt nghéo dài hơn 200km xuyên sâu trong lòng đất sét pha đá ong, kết hợp với khoảng 500km chiến hào bao quanh. Trong hầm có nơi dự trữ vũ khí, lương thực, giếng nước, bếp “Hoàng Cầm”, hầm làm việc của lãnh đạo, hầm giải phẫu, xưởng công binh,… có thể chịu được sức công phá của nhiều loại bom hạng nặng. Địa đạo rất hẹp, chỉ cho một người đi và phải cúi sát mặt đất mới di chuyển được. Khuôn viên khu địa đạo còn trưng bày nhiều máy bay, xe tăng, vũ khí, bom đạn... từng được sử dụng trong chiến tranh. Ở Địa đạo Bến Dược có đền tưởng niệm liệt sĩ, khu tái hiện giải phóng và một số hoạt động dành cho du khách như đạp xe ngắm cảnh, bắn súng sơn và chèo thuyền.

Địa đạo Củ Chi, Ấp Phú Hiệp, Xã Phú Mỹ Hưng, Huyện Củ Chi.

Thời gian hoạt động (từ Thứ 2 đến Chủ Nhật): 7:00 – 17:00.

Website: www.diadaocuchi.com.vn  

 

Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh

ronny bolliger / Shutterstock.com

Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh là không gian trưng bày và lưu giữ với quy mô rộng lớn hàng chục nghìn tài liệu, hiện vật quý giá về các cuộc chiến tranh Việt Nam. Có hai khu trưng bày, ngoài trời và trong nhà. Bên ngoài bảo tàng trưng bày các loại vũ khí, các phương tiện quân sự máy bay phản lực, xe tăng, đạn pháo, bom mìn. Còn lại, bên trong lưu giữ hơn 20.000 tài liệu, hiện vật và phim ảnh theo chuyên đề như Hồi ức, Những sự thật lịch sử, Việt Nam – Chiến tranh và Hòa bình, Thế giới ủng hộ Việt Nam kháng chiến,… Trong đó, Bồ câu trắng là không gian khiến du khách không khỏi bồi hồi, xúc động trước những bức tranh vẽ hồn nhiên của các em thiếu nhi ước mơ được sống trong một đất nước hoà bình, hoài bão đi học và làm những việc yêu thích. Bức ảnh Em bé Napalm do nhiếp ảnh gia Nick Út chụp cô bé Kim Phúc sợ hãi chạy trên đường cùng những đứa trẻ khác sau khi máy bay quận đội Mỹ dội bom Napalm tại Huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh năm 1972 đã được bình chọn là bức ảnh có sức lay động nhất thế giới trong 50 năm qua.

Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh, 26, đường Võ Văn Tần, phường Võ Thị Sáu, Quận 3.

Thời gian hoạt động (từ Thứ 2 đến Chủ Nhật và ngày Lễ, Tết): 7:30 – 16:30.

Website: www.baotangchungtichchientranh.vn  

 

Dinh Độc Lập

Dinh Độc Lập được khởi công xây dựng ngày 1/7/1962 theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ. Nơi đây lưu giữ những dấu mốc đáng tự hào của dân tộc trong cuộc chiến tranh bảo vệ đất nước vào thế kỷ trước. Đặc biệt là sự kiện kết thúc chiến tranh tại miền Nam, thống nhất đất nước vào ngày 30 tháng 4 năm 1975. Đến năm 1976, Dinh Độc Lập được gọi là Hội trường Thống Nhất. Ngày nay, khi đến tham quan Dinh Độc Lập, để tìm hiểu thêm nhiều chi tiết lịch sử thú vị, du khách có thể tham quan khu vực trưng bày thông tin và tư liệu về Dinh Norodom (1868) trước, rồi sau đó di chuyển qua khu vực tham quan phòng thông tin về toà nhà chính Dinh Độc Lập (1966) để hành trình trọn vẹn hơn. Bên trong dinh còn có cửa hàng quà lưu niệm, nhà hàng và quán cà phê để phục vụ du khách tham quan.

Dinh Độc Lập, 135 đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Bến Thành, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

Thời gian hoạt động (từ Thứ 2 đến Chủ Nhật): 8:00 – 13:00.

Website: www.dinhdoclap.gov.vn 

Bến Nhà Rồng - Bảo tàng Hồ Chí Minh (Chi nhánh TP.HCM)

Bến Nhà Rồng còn được biết đến là Bảo tàng Hồ Chí Minh – chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh đặt trong toà nhà trước đây là trụ sở của Tổng Công ty Vận tải Hoàng đế (Pháp). Tại nơi đây, vào năm 1911, chàng thanh niên trẻ Nguyễn Tất Thành đã lên con tàu Amiral Latouche Tréville bắt đầu chuyến hành trình tìm đường cứu nước kéo dài 30 năm. Để ghi nhớ sự kiện lịch sử trọng đại này, Chính quyền thành phố đã khôi phục nhà Rồng thành Bảo tàng Hồ Chí Minh – chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh. Không gian bảo tàng trưng bày và giới thiệu những bộ sưu tập hiện vật, tư liệu hồi ký về thân thế sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. 

Bảo tàng Hồ Chí Minh, 1 Nguyễn Tất Thành, Phường 12, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh.

Thời gian hoạt động (các ngày Thứ 3, 4, 5, 7 và Chủ nhật): 8:00 – 11:30 và 14:00 – 16:30.

Website: www.baotanghochiminh-nr.vn  

Chùa Xá Lợi

Ngôi chùa Xá Lợi được xây dựng theo thiết kế của hai kiến trúc sư Trần Văn Đường và Đỗ Bá Vinh, hoàn thành năm 1958 để thờ Xá Lợi Phật. Tại chính điện ngoài tôn tượng Phật do trường Mỹ Nghệ Biên Hòa đắp tạo, còn có tháp bằng vàng đựng ngọc Xá Lợi Phật do ngài Narada Mahathera, một danh tăng Phật giáo Tích Lan đã mang sang tặng. Và pho kinh bằng chữ Pali, chép lại lời Đức Phật trên lá bối, được chế tác cách nay hơn một ngàn năm do Giáo hội tăng già Tích Lan tặng. Chùa Xá Lợi là nơi tổ chức tang lễ Hòa thượng Thích Quảng Đức, người đã hy sinh cho Phật pháp, tự thiêu mình để tố cáo sự áp bức, bất công của chính quyền Sài Gòn lúc bấy giờ. Nơi Hòa thượng đã xả thân tự thiêu nay là Công viên tượng đài Bồ Tát Thích Quảng Đức (185 Cách Mạng Tháng Tám, Quận 3). Trái tim xá lợi huyền diệu của Hoà thượng Thích Quảng Đức thiêu mãi không cháy hiện thờ tại bảo tháp ở Việt Nam Quốc Tự (242-244 đường 3/2, Quận 10).

Chùa Xá Lợi, 89 Bà Huyện Thanh Quan, phường 7, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.

Thời gian hoạt động (từ Thứ 2 đến Chủ Nhật): 7:00 – 11:30 và 14:00 – 21:00.